Thế nào là một đôi giày da nam có giá trị cao?(P1)
Lịch sử tiến hoá của thời trang cho thấy trong vòng hơn 100 năm gần đây thì kiểu dáng và thiết kế của giày nam không có sự thay đổi nhiều. Đa số, các thương hiệu thời trang nổi tiếng tập trung thay đổi về chất lượng da ( liên quan tới sự thay đổi về công nghệ thuộc da). Bởi vậy, việc đầu tư để sở hữu cho mình một đôi giày da nam có giá trị cao là điều nên làm đối với các quý ông để phục vụ cho mục đích thời trang hay tính hữu dụng. Hơn thế, đầu tư vào giày là điều nên làm vì sự thay đổi về kiểu dáng chậm của giày thường chậm hơn so với quần áo, do đó, 1 đôi giày tốt có thể sử dụng được 5 năm hoặc thậm chí là 10 năm nếu biết bảo quản đúng cách mà không hề lo bị lỗi mốt.
Tùy thuộc vào sở thích, gu thẩm mỹ, sự hiểu biết của mỗi người thì sẽ đưa ra những tiêu chuẩn và nhận định riêng biệt về quan điểm: Thế nào là một đôi giày da nam có giá trị?
Theo quan điểm cá nhân của tác giả, một đôi giày da nam giá trị cần có những tiêu chí sau:
Theo quan điểm cá nhân của tác giả, một đôi giày da nam giá trị cần có những tiêu chí sau:
1. Độ vừa chân (Fitting)
Một đôi giày nam ưng ý là một đôi giày vừa vặn với chân của người sử dụng. Điều này sẽ giúp giảm bớt sự đau, tức hoặc khó chịu cho người dùng trong thời gian đầu tiên, khi da còn khá là cứng và chưa thích ứng được với chân khách hàng. Cũng chính bởi lý do đó, mà một đôi giày Bespoke (giày thửa riêng theo từng kích cỡ của từng khách hàng) thường có giá đắt nhất (giá bán lẻ thường trên 3000EU tuỳ vào từng thương hiệu, có hãng lên tới 5000 hoặc 7000EU) so với những đôi giày ready-to-wear (giày được sản xuất hàng loạt). Tuy nhiên, số lượng các cửa hàng bán loại giầy Bespoke này lại khá hiếm, đa số chúng tập trung ở Ý, Pháp – những nhà sản xuất giày truyền thống, bởi vậy, loại giày Ready-to-wear trở nên thịnh hành và phổ biến trên thế giới. Vậy vấn đề đặt ra với người mua hàng là làm thế nào để chọn được một đôi giày nam có số đo tương tự với chân mình nhất mà lại cho độ fitting cao nhất (Thông thường là chiều dài, rộng, vòng bi mu bàn chân, vòng cổ chân)?
Có thể nói, độ vừa chân (fitting) khi chọn giày nam thường quan trọng nhất nhưng dễ bị lãng quên nhất đối với những tín đồ yêu thích thời trang hơn sự tiện dụng.
Có thể nói, độ vừa chân (fitting) khi chọn giày nam thường quan trọng nhất nhưng dễ bị lãng quên nhất đối với những tín đồ yêu thích thời trang hơn sự tiện dụng.
2. Dáng giày (shape)
Dáng giày hay còn gọi là phom giày thường dùng để chỉ hình dạng của đôi giày nam cao cấp với những đường nét cụ thể. Tùy vào từng last giày (phôi giày) của nhà sản xuất mà cùng một kiểu giày sẽ cho ra những dáng giày khác nhau. Những chiếc last giày đẹp và chất lượng thì sẽ cho ra những đôi giày có phom dáng đẹp. Tuy nhiên, sự đẹp hay xấu của dáng giày còn phụ thuộc vào cảm quan của người sử dụng, do đó, có khi là xấu với người này nhưng lại đẹp với người kia và ngược lại. Bởi vậy, tác giả sẽ không đi phân tích sâu vào vấn đề này.
3. Phương pháp đóng giày (construct method)
Phương pháp đóng giày là cách thức mà nhà sản xuất gắn phần mũ giày với đế giày. Tuỳ vào mục đích sản xuất từng loại giày (Dress Shoes hay Sport Shoes) mà ta có những phương pháp đóng giày khác nhau. Trong bài viết này, tác giả xin tập trung nói tới phương pháp đóng giày Dress Shoes. Thông thường thì, phương pháp đóng giày càng phức tạp thì lại càng cho chất lượng đôi giày bền hơn, có thể là đẹp hơn so với các phương pháp đơn giản. Ta có một số phương pháp đóng giày sau:
3.1. Phương pháp dán đế (Cemented)
Đây là phương pháp phổ biến nhất đối với các đôi giày ready-to-wear hiện nay. Độ bền của đôi giày theo phương pháp này sẽ phụ thuộc vào chất liệu keo dán (thông thường là nhựa thông PU), cách dán và trình độ tay nghề của người thợ thủ công.
Ưu điểm của phương pháp này là giá thành rẻ, đế giày mềm hơn, đồng thời kiểu dáng và độ vừa vặn khá tốt. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm như không bền, đế nhanh hỏng và khi bong đế thì phải bỏ cả đôi giày nam da đi mặc dù da phần mũi giày vẫn còn tốt. Do đó, những nhà sản xuất thường không dùng da cực xịn để sản xuất những đôi giày dán đế theo phương pháp này và chúng thường dùng được khoảng từ 1-3 năm là cần thay, nhất là với những nước khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam.
3.2. Phương pháp Blake rapid/ Mckay stitch
Blake là tên lấy theo người phát minh ra loại máy khâu kiểu này. Đây là phương pháp mà phần mũ giày sẽ được khâu với phần outsole (hay còn gọi là sole).
Ưu điểm của Blake rapid là bền hơn so với phương pháp dán đế. Đồng thời, đế giày cũng mỏng và nhẹ hơn, giá cả hợp lý và phù hợp với số đông khách hàng. Những khách hàng lựa chọn theo phương pháp này chủ yếu chỉ để phục vụ cho mục đích thời trang. Bên cạnh những ưu điểm trên thì phương pháp này cũng còn tồn tại nhược điểm là thường có giá thành cao hơn so với phương pháp dán đế, đế khó thay.
Thế nào là một đôi giày da nam có giá trị cao?(P1)
Reviewed by Tiến Trần
on
tháng 10 09, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: